- Phải... Trong cái nghề của chúng ta, làm sao cho con cái nối nghiệp bố mẹ là điều hết sức quan trọng.
- Khỏi phải nói... Phải có bao nhiêu phương tiện mới kiếm được đủ thiết bụ, nhất là đối với một bác sĩ mới vào nghề. Rồi lại còn phải tìm những bác sĩ giỏi, những nữ y tá thạo việc!...
- Nhưng ông bà gặp may đấy, - bà hirayama nhận xét. - Ông bà có được một bác sĩ ưu tú như Naôê thật là có phúc.
- Biết nói với ông bà thế nào đây... - Bà Ritsukô mỉm cười gượng gạo. - Quả là một đôi bàn tay vàng, nhưng...
- Ông ta sống độc thân phải không? Chắc mê gái lắm nhỉ?
- Ấy, vấn đề chính là ở chổ ấy. Ngay trong bệnh viện ông ta cũng có một cô.
- Thôi đi bà, - Yutarô ngăn vợ.- Về thôi.
- Đã khuya đâu? Thật chưa muốn về tí nào...
Cái đồng hồ trên tủ chè chi? mười một giờ.
- Ông bà đi đâu mà vội? Ngồi chơi chút nữa, - bà chủ nhà vui vẻ giữ khách.
- Không, ngày mai nhiều việc lắm. - Đọan Yutarô bỏ đứng dậy trước.
Về đến nhà, họ ngạc nhiên nhận thấy cổng hãy còn thắp đèn sáng trưng; cánh cổng không khóa. Phía trên cửa ra vào vẫn có ngọn đèn con, tuy thường thường sau mười giờ chỉ người làm tắc hết đèn và khóa cửa chính, chỉ để ngỏ lối cửa ngách.
Trong phòng khách vắng tanh! Chị người làm ngủ, còn Yuđzi và Mikikô hình như đã về phòng riêng trên tầng hai.
- Yên lạnh một cách khả nghi, - Ritsukô nhận xét trong khi cởi áo ngòai.
Được một lát Yuđzi xuất hiện trên cầu thang.
- Con ăn tối chưa? - Bà Ritsukô hỏi.
- Con ăn rồi ạ. - Yuđzi mở tủ lạnh lấy ra một hộp bia. - Chị Mikikô không đi với ba má à?
- Không. Mà sao?
- Chị ấy chưa về.
- Chưa về kia à?
Ritsukô lo lắng, nhìn con trai. - Thế thì chị ấy ở đâu?
Yuđzi mở hộp bia nốc một ngụm.
- Ai biết đâu đấy. Nói chung thời gian gần đây chị ấy bụi quá.
- Đừng nghĩ vớ vẩn...
- Đúng thế đấy! Hôm nào cũng về muộn, có hôm lại còn ngủ lang ở đâu.
- Như thế có nghĩa là chị ấy ở lại nhà bạn, - Rituskô nói. Nhưng nỗi lo lắng mỗi lúc một mạnh thêm nên bà quyết định đánh thức chị người làm.
- Tômiyô, cô ngủ đấy à?
- Hả? ... - Tômiyô hình nhu đang ngủ thật.
- Thôi cứ nằm, đừng dậy. Cô có biết Mikiô biến đi đằng nào không?
- Thưa bà tôi không biết. Cô ấy có gọi điện nói là tối nay cô sẽ không về.
- Nó gọi điện từ đâu?
- Từ nhà một người bạn gái. Cô ấy xin nhà đừng lo lắng gì cả.
- Cô không hỏi thử xem bạn gái nào, tên gì à?
- Cô ấy chẳng nói đâu. Có hỏi cũng vô ích... - Tômiyô càu nhàu.
Một linh cảm chẳng lành tràn vào lòng Ritsukô. Đứng tần ngần một lúc trên cầu thang, bà đi xuống phòng ăn gặp Yutarô.
Bệnh viện Oriental nhộn nhịp hẳn lên trong những ngày cuối năm.
Ai nấy đều tìm cách xin ra viện để về nhà ăn Tết - rồi ra Tết lại tiếp tục điều trị sau. Chỉ còn lại những người bị bệnh nặng, những người không đủ sức ra khỏi phòng.
Cụ già Yôsiđzô Isikura phải tính chuyện đón năm mới trong bệnh viện. Theo dự đóan của Naôê, cụ còn sống được chừng mười ngày, hoặc tối đa là hai mươi ngày. Ông cụ không không còn tự rửa mặt được, không tự đi ra ngòai được, nhổm lên một chút trên triường cũng rất khó nhọc. Ông gầy đi một cách khủng khiếp; đó là một bộ xương bọc một lớp da khô héo màu xin xỉn như đất; dưới lớp chăn có thể thấy nhô lên một cái bụng sưng phình.
Ghé vào phòng trong buổi đi thăm bệnh nhân, Naôê gõ mấy ngón tay lên cái bụng trương phình của cụ già, nghiêng đầu lắng nghe. Khi gõ như vậy có thể nhận bắt một cách khá rõ rệt những âm sắc kim lọai ở bụng tích nhiều chất nước. Naôê lấy ống nghe cúi mình trên người cụ Isikura. Những ngày gần đây cụ già hầu như không ăn gì, nhưng có thể nghe rõ trogn dạ dày có chất nươc chao đi chao lại. Naôê có cảm giác là mình đang nghe những bước chân rón rén của cái chết đang đến gần.
Nghe xong, Naôê gỡ cái ống nghe trên cổ, gắp hai ống cao su lại và bỏ vào túi. Nôrikô sửa lại băng cho cụ Isikura và bắt đầu cài khuy áo pyjama.
- Cụ nghỉ nhé, - Naôê chào cụ già.
Isikura đáp lễ bằng một cái gật đầu khe khẽ, mà cũng chẳng buồn hỏi: "Thế nào ạ, thưa bác sĩ, hiện tôi đã sắp khỏi chưa?" Cũng như Naôê, ông cụ biết rằng cái chết đã vào đến ngưỡng cửa. Nhưng, cũng như Naôê, ông cụ vẫn im lặng. Ông ta hiểu rằn chỉ cần hỏi: tại sao? như thế nào? - thì lập tức một nỗi sợ hãi nhầy nhụa sẽ tràn tới, và sợi chỉ mong manh của niềm hy vọng cuối cùng sẽ đứt.
"Biết đâu, may ra..." Trong hai tiếng "may ra" mơ hồ ấy, người bệnh tim thấy ý nghĩa của những ngày cuối cùng mà sự sống còn leo lét, còn người thầy thuốc thì tìm thấy ở đó phương thuốc cứu vãn duy nhất.
Có một lần Naôê không đi làm việc. Đến trưa ông ta gọi điện vào bệnh viện báo tin là mình đang ốm.
- Chắc hôm qua lại quá chén chứ gì!
- Không phải đâu, chẳng qua sáng ngay ngủ quên, dậy trễ quá đâm lười không muốn đi làm nữa thì đúng hơn.
Hôm ấy người ta bàn tán rất nhiều. Ở bệnh viện họ đã quên với cái thói đến muộn của Naôê, nhưng nghĩ việc hẳn thì đây là lần đầu.