Snack's 1967

Gặp em dưới mưa xuân - Trang Trang


Cô con gái út trong gia đình họ Phạm - Phạm Tiểu Đa luôn giữ vị trí đặc biệt ngay từ lúc sinh ra, từ bố mẹ đến sáu anh chị em của Tiểu Đa đều coi cô như báu vật trong nhà. Chính vì vậy, cho đến năm 21 tuổi, Phạm Tiểu Đa vẫn luôn nằm trong vòng tay nâng niu, chăm sóc của các anh chị.

Đến khi Tiểu Đa bắt đầu đi làm, các anh chị của cô chợt nhận thấy rằng đã đến lúc Tiểu Đa cần có bạn trai. Vậy là cuộc họp gia đình được mở ra để “săn tìm” người yêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn của sáu anh chị, nhưng họ là bỏ qua vấn đề mấu chốt là ý kiến của Tiểu Đa.

Trong con mắt các anh chị nhà họ Phạm, Tiểu Đa là cô gái nhỏ bé trong sáng, luôn cần sự quan tâm, chăm sóc và che chở nhưng họ đâu biết ẩn dưới vẻ bề ngoài ngoan ngoãn, hiền lành là Tiểu Đa cá tính, lém lỉnh và không kém phần tinh nghịch. Tiểu Đa đã khéo léo sử dụng những tính cách này để loại bỏ những đối tượng xem mặt mà vẫn không khiến các anh chị của cô phải cáu giận. Không những vậy, Tiểu Đa còn lôi kéo được một trong những đối tượng xem mặt - Lý Hoan trở thành đồng mình của mình sau này. Cũng trong khoảng thời gian đó, Tiểu Đa đã có những lần tình cờ gặp mặt anh chàng Văn Vũ Thần Quang ở những tình huống khiến cô khó chịu với con người này. Tuy nhiên, chính bởi những lần tình cờ ấy khiến Thần Quang nảy sinh tình cảm với Tiểu Đa và khiến cô rung động khi anh thổ lộ tình cảm.

Thần Quang làm thế nào để chinh phục được Tiểu Đa bướng bỉnh và vượt qua sáu ngọn núi nhà họ Phạm khi các anh chị của Tiểu Đa phát hiện ra quá khứ “hào hùng” của công tử út nhà Vũ Văn? Còn Tiểu Đa sẽ chinh phục gia đình nhà Thần Quang bởi lần đầu vào bếp ra sao? Liệu xuân về hoa có nở?

[Tải ảnh]

Chương 1:


Cho dù năm anh trai và một chị gái có suy nghĩ gì thì vị trí của Phạm Tiểu Đa trong gia đình luôn rất đặc biệt, kể từ lúc sinh ra đã như vậy.

Từ lúc sinh ra cho tới năm hai mươi mốt tuổi, Phạm Tiểu Đa luôn rất thuận lợi. Đến lúc học đại học thì học đại học, đến lúc đi làm thì đi làm. Cũng giống như bao nhiêu người cùng tuổi khác, giã từ trường đại học bước chân ra xã hội, cô mới thực sự bắt đầu cuộc sống.

Mọi người trong gia đình cảm thấy như thế rất tốt, một đứa bé oe oe cất tiếng khóc chào đời hôm nào cuối cùng cũng đã lớn lên một cách yên ổn. Còn nữa, sau khi đi làm có thể độc lập về kinh tế, nhưng mọi người trong gia đình vẫn cảm thấy cần phải tính tới bước tiếp theo cho cuộc đời của cô, đó là tìm một người bạn trai.

Hai ông bà Phạm tình cảm rất yêu thương gắn bó, sau khi về hưu, cả năm không hỏi han gì đến việc nhà mà cứ đi du lịch khắp mọi miền tổ quốc. Một hôm, hai ông bà tới Lệ Giang, thấy dòng suối róc rách chảy trước cửa mọi nhà, chợt nhớ đến đường phố mà hồi nhỏ họ đã sống. Bà Phạm nhìn những quán rượu lớn nhỏ cổ kính và những tiệm cà phê xinh xắn, bèn nảy ra ý định sẽ mở một cửa hàng như vậy. Ông Phạm thì cảm thấy phong cảnh của Lệ Giang rất đẹp, người đến du lịch đông tấp nập, chuyện trò rôm rả, thân thiết chẳng khác gì hàng xóm.

Thế là hai ông bà mở một quán cà phê ở Lệ Giang. Khách không đông lắm nhưng cũng không ít. Hằng ngày, du khách từ muôn phương uống cà phê do bà Phạm pha, ăn bánh do bà làm, tấm tắc ngợi khen, còn ông Phạm thì nhiệt tình đón tiếp, thêm vào mấy câu hài hước. Những người hay đến lâu dần thành quen cũng gọi ông bà là bố Phạm – mẹ Phạm, đến cả những người không quen khi tới quán nghe thấy thế cũng gọi theo như vậy.

Những tình cảm thân thiết ấy khiến hai ông bà thích thú cười tít mắt, cảm thấy so với cuộc sống ở thành phố A ngày ngày ở nhà trông chờ con cháu về ăn cơm thú vị hơn rất nhiều, vì vậy ông bà quyết định ở lại Lệ Giang.

Hai ông bà không ở nhà, nên mọi chuyện trong gia đình đều do anh Cả và chị Hai trong nhà họ Phạm lo liệu. Họ suốt ngày đem “thánh chỉ”của bố mẹ ra để lo lắng cho tương lai của Tiểu Đa.

Nói đến đây, có lẽ cần phải nhắc đến các thành viên trong gia đình ông bà Phạm. Ông Phạm rất nỗ lực, bà Phạm cũng không chịu thua kém. Trong khoảng thời gian từ thập niên sáu mươi đến thập niên bảy mươi, hai ông bà đã hoàn thành hai lần kế hoạch năm năm, đẻ liền một mạch sáu đứa con, năm trai, một gái.

Người con cả Phạm Triết Thiên, từ năm tám tuổi đã trở thành một ông Phạm thứ hai, mở trừng mắt nhìn từng đứa trẻ đỏ hỏn lần lượt làm chật góc nhà, rồi đứa nào đứa nấy đều kéo vạt áo gọi anh ngay từ khi biết nói, điều đó đã khiến cho Phạm Triết Thiên lập tức hiểu được hàm nghĩa chân thực của câu “anh cả như cha” lúc mới tám tuổi.

Người con thứ hai là Phạm Triết Cầm, ít hơn anh cả Phạm Triết Thiên hai tuổi, khi lên tám cô đã gánh vác một phần trách nhiệm của mẹ, cùng với anh Cả đảm đương công việc trong nhà.

Tiếp theo đó là sự ra đời của bốn người con, ông Phạm đành phải thực hiện kiểu quản lý quân sự, anh Cả và chị Hai tích cực đảm đương trách nhiệm của đội trưởng, sáng sớm hằng ngày đánh thức những đứa em ham ngủ, rồi xếp hàng xuống nhà bếp bê đồ ăn sáng. Anh Cả – chị Hai bê nồi cháo, bốn đứa em, hai đứa bê bánh bao, hai đứa bê thức ăn, chia nhau làm rất trật tự, đâu ra đấy, tạo thành cảnh tượng của một nhà ăn ở đơn vị mà ông Phạm trực thuộc.


Bình luận nhanh


Gặp em dưới mưa xuân - Trang Trang