Khăn mặt này là lần trước tôi lấy ở phong Lý San về.
Chả lẽ số Hà Duy tôi chỉ được hưởng có độc một vị chua cay đó hay sao?
Tôi nhìn Đạm Ngọc. Nàng chớp mắt, nụ cười không biết là có ý tốt hay xấu nữa.
Loại đàn bà này có lấy về cũng chỉ làm hư con trai tôi thôi, không có lại càng hay! Tôi tự an ủi.
- Đi thôi! Tôi đưa cô về. - Tôi uể oải đứng dậy.
Đạm Ngọc lúc đó giống hệt một đứa trẻ biết nghe lời, ngoan ngoãn nói: "Được rồi" và cúi xuống xỏ giày.
Lúc nàng cúi xuống, cổ áo nàng trễ xuống và tôi vô tình nhìn thấy cái rãnh mê hồn trên khuôn ngực trắng muốt của nàng. Nhớ lại tiếng "Được rồi" của nàng lúc nãy, bộ dạng rất ngoan ngoãn, lòng tôi lại thấy chút gì cay cay.
Đi ra khỏi cửa nhà.
Đạm Ngọc đi đằng sau tôi, cũng chẳng nói năng gì. Hành lang dài vắng ngắt, chỉ nghe tiếng giày cao gót va trên sàn từng âm thanh trong trẻo mê hồn.
- Đôi giày này cọ sát chân kinh quá, chắc tôi phải mua đôi khác thôi. - Đạm Ngọc tinh nghịch nói.
Chẳng biết người nói cố ý hay vô tình, nhưng người nghe lại cứ cho là cố ý. Tôi đi đằng trước, chẳng biết đáp lại thế nào.
Hình như cái cầu thang máy này định vĩnh viễn hay sao ấy, cái bảng "Đang sửa chữa" dường như đang cười vào cái mặt mang vẻ tức giận, ác độc của tôi. Chả bù với mấy cái cầu thang máy trong toà nhà cuả Tào Lợi Hồng đang ở, chỗ đó hỏng mất một cái thì ngang khác nào trời sập.
Con đường về khách sạn dường như dài ra vô tận. Đạm Ngọc ngồi phía sau xe, nhàn nhã duyên dáng nhìn ra cửa sổ, nhưng đôi mắt thì bừng bừng quyết tâm đòi gia nhập bằng được tầng lớp thượng lưu ở Thượng Hải.
Đôi mắt sáng như hai vầng trằng trăng rằm của nàng lúc nào cũng trong trẻo như muôn đời nay vẫn thế, trong trẻo như thể muôn đời nay không hề biết mình là thiên thần; khuôn mặt cũng muôn đời xinh đẹp, đẹp đến chẳng còn biết gì xung quanh, vẻ đẹp mang chút dịu dàng, kiều diễm đến vô tội.
Tôi lắc lắc đầu, tự nói với mình: Sắc đẹp quả là một thứ thuốc độc giết người, mà Đạm Ngọc thì không chệch đi đâu được, là một thứ linh đơn độc ra trò.
Suốt dọc đường đưa Đạm Ngọc về, nàng không hề hé răng. Nhưng lúc xuống xe, nàng nói một câu, câu nói làm tôi thật sự quyết tâm ném nàng vào cái tổ của Tào Lợi Hồng cho xong:
- Lái xe của người khác đưa phụ nữ đi hóng gió không biết có cảm giác gì nhỉ? Ha ha.
Lúc đóng cửa xe, Đạm Ngọc vừa cười vừa vỗ vao tôi, rồi dựa vào cánh cửa bóng lộn, nói nhỏ gần như một tiếng thầm thì:
- Thế nhưng, tôi có thể làm cho chiếc xe này đổi chủ đấy!
Buổi tối, tôi gọi điện thoại cho Nhậm Đạm Ngọc, thông báo với nàng, ngày mai gặp mặt con trai Tào Lợi Hồng.
Chương 7:
Sắp Tết rồi
Trước lúc cúp máy, bà lại nói thêm: "Ngọc Ngọc, con nhất định Tết này không về sao? Xin nghỉ không được sao?"
Đạm Ngọc thấy chạnh lòng, hơi ngập ngừng, "Vâng" qua loa rồi cúp máy.
Mẹ nàng lúc nào cũng hiền từ và đầu yêu thương. Bà là kiểu phụ nữ bình dân, ngày ngày đúng giờ đi làm, đúng giờ về nhà, đi chợ, nấu cơm như một quy luật. Tâm nguyện lớn nhất của bà là cả nhà được bình an.
Có lẽ theo quan niệm của mẹ nàng, ngày Tết mà cả nhà không sum họp cùng nhau là sự đáng tiếc lớn nhất của cả năm, là một điều không vui khó tưởng tượng được.
Đạm Ngọc ngồi trong quán cà phê, thầm gửi đến mẹ lời chúc sức khỏe năm mới.
Ngoài của kính, khung cảnh rực lên một màu đỏ ngày Tết nhưng bọn trẻ con đang tung tăng trên phố thì vẫn giữ thái độ bình thường như mọi ngày, không thấy lộ vẻ gì là vui sướng đặc biệt.
Tuổi thơ trong ký ức của nàng, Tết không chỉ là một ngày lễ đơn thuần, còn là một cái gì thuộc về tâm linh. Tiền mừng tuổi, pháo, đồ ăn Tết, nụ cười của mọi người, tất cả đều là lý do làm nên sự phấn khích của lũ trẻ. Cả ngày nô đùa chạy nhảy ở ngoài đường, mệt rồi thì quay về nhà ăn bữa cơm đoàn viên, cả nhà bên nhau ngắm đêm xuân... Như bây giờ, ngày Tết đầy đủ hơn xưa mà sao vẫn thấy thiếu đi cái gì. Hình như tuổi càng lớn, ngày Tết càng trở nên tầm thường hay sao ấy?
Ngoài cửa sổ, một đứa bé trai được mẹ dắt đi, tay cầm búp bê Ultraman, thái độ dửng dưng, nhìn đông nhìn tây với vẻ vô cảm... Thế thì khung cảnh rực rỡ kia, những đồ trang hoàng lộng lẫy kia là làm cho ai xem? Đều là giả vờ, đều là lừa dối cả.
Đêm ba mươi Tết, năm nào cũng thất vọng, nhưng rồi năm nào cũng vẫn chờ đợi. Đã thành một thói quen, cũng máy móc như con người phải ăn phải ngủ mà thôi.
Xã hội càng văn minh thì lại càng giả dối.
Kiểu như quán cà phê này, ngoài hai chiếc đèn lồng đỏ treo thêm ngoài cửa, còn lại trang hoàng cũng chả có gì đặc biệt, cái vẻ hoài cổ đơn điệu ngày thường vẫn không hề bị xoá đi.