Tôi thấy lạ, đợi phục vụ đi hỏi liền hỏi anh: "Sao mà phải lấy hai đôi? Anh gói mang về à?".
Anh cười đáp: "Dụ Tịch à, em có thể đảm bảo rằng mình tuyệt đối sẽ không chảy nước miếng trước món thịt bò niêu không?".
Được đấy, tôi cũng đã thấy được chút hài hước ở anh rồi.
Đồ ăn vẫn chưa được mang tới thì điện thoại tôi đổ chuông, nhìn đuôi và biết chuyện không hay rồi. Mẹ gọi cho tôi, chắc là vì chuyện cỏn con của Dụ Lộ.
Tôi nhướn mắt lén nhìn Cố Tống Kỳ, trong lòng nghĩ, chuyện nhỏ thôi, hôm nay vì mày mà chị sẽ chịu uất ức chút, hôm nào đó chị sẽ đòi lại sau.
Anh không để ý, nhìn ra ngoài cửa sổ.
Thế nên tôi đành nhấc máy, quả nhiên mẹ tôi hỏi ngay: "Dụ Tịch, sao hôm nay con lại trêu em khóc vậy, nó còn nhỏ mà, con làm chị kiểu gì thế?".
Tôi thở dài thườn thượt hỏi: "Con có trêu nó khóc đâu, chỉ là kể cho nó câu chuyện về bảo vệ động vật hoang dã thôi mà, không tin mẹ bảo Dụ Lộ kể lại cho. Sao con lại thấy ghẹo nó khóc được chứ, chắc là nó cảm động quá đấy, thấy con người săn bắt động vật hoang dã ác độc quá, nên rơi nước mắt cảm thương chăng?".
Tôi lại bảo: "À, con về nhà ăn cơm, chị giúp việc mới này nêm thức ăn mặn quá, mặn chết đi được. Cứ như thế dễ bị bệnh về tim, cao huyết áp, không tốt với bệnh trầm cảm của Dụ Lộ đâu".
Quả nhiên tôi đánh trống lảng thành công. Mẹ tôi thở dài một cái, hình như là tự lẩm bẩm một mình: "Ừ nhỉ, mẹ cũng thấy mặn quá, nấu cơm không ngon cũng không được, ăn nhiều bị bệnh thì biết làm sao".
Sau đó dập điện thoại, tôi cười ranh mãnh.
Và đúng hình ảnh tôi cười tươi hớn hở lọt vào mắt anh, anh có vẻ trầm ngâm, như đang suy nghĩ ngì, tôi mở miệng trước nói: "Có phải là muốn biết vì sao nhà em kỳ thị nặng nề thế không?".
Anh cười cười nói: "Nói chung là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh".
"Khi em ra đời, nhà em xảy ra vài chuyện, em theo bà nội về quê sống. Sau này em hình thành tính thô lỗ, học thì không theo kịp bạn bè, lại hay đánh nhau với các bạn nam, thầy cô năm lần bảy lượt mời bố mẹ lên, sau mẹ em chán nản chẳng quản em nữa. Khi Dụ Lộ được sinh ra, mọi tâm trí đều được bố mẹ đổ dồn lên con bé, một lòng muốn dạy con bé thành một đứa con gái ngoan ngoãn của bố mẹ, nên cũng chẳng thèm để ý gì đến em nữa. Dẫu sao thì bao nhiêu năm như thế, về tiền bạc thì bố mẹ chẳng để em thiếu bao giờ, cũng chẳng cấm đoán em điều gì, em thấy như thế rất tốt, vậy là đủ". Tôi cười cười, nói đùa: "Em chỉ sợ đến lúc đi lấy chồng, phải để bố mẹ nuôi chuẩn bị của hồi môn cho em".
Anh nhìn tôi, mắt trong veo như nước, cười nói: "Em cũng lo của hồi môn cơ à?".
"Sao mà không lo chứ, em sợ chẳng ai thèm rước em đi".
Anh phá lên cười: "Cô ngốc, làm sao mà không có ai thèm rước em chứ?".
Tim tôi đập mạnh, không nghĩ ra câu trả lời cho thích hợp, vừa may lúc đó món thịt bò niêu được mang tới. Trong chiếc nồi nóng hôi hổi, dưới lớp nấm kim chỉ vàng non và giá đỗ xanh mởn, từng miếng thịt bò tỏa ra mùi thơm hấp dẫn.
Tôi không kiềm chế nổi nữa rồi, hấp dẫn quá đi thôi.
Nhưng tôi vẫn phải mở to mắt, tự nhủ rằng mình đã ăn cơm rồi.
Tôi lại nhớ tới mấy món ăn ấu trĩ lúc trưa, rất dễ gây cao huyết áp, chỉ đành ngẩng mặt lên trời mà trào nước mắt, thế nên tôi thỏ thẻ với Cố Tống Kỳ: "Có thể nếm một chút không anh?".
Anh cười nói: "Tùy em".
Có thèm lắm thì tôi cũng không thể tranh đồ ăn với bác sĩ vừa tăng ca vừa đi dạy được, tôi nuốt nước bọt nói: "Em sẽ thử xem, nếu như nóng quá thì em nếm một miếng không phải là không đáng sao".
Khuôn mặt mong chờ nhìn nồi thịt bò, vẫn còn thịt.
Anh cười cười lắc đầu, cẩn thận chọn một miếng nếm: "Vị rất ngon, em ăn nhớ cẩn thận kẻo nóng đấy".
Tôi tiếp tục nhẫn lại nói: "Anh ăn trước đi, em sẽ chờ thêm, chẳng may nóng đến mức cải tử hoàn sinh thì em bị nóng thế cũng không đáng".
Thế là tôi nhìn nồi thịt bò biến mất từng sợi từng miếng một, một mặt tôi thấy thương Cố Tống Kỳ làm việc vất vả, một mặt thương cho đôi mắt, dạ dày của tôi. Hai thứ ấy đồng loạt giày vò tôi.
Tôi định chiều tan học sẽ tới đây ăn, bất kỳ ai hay bất kỳ việc gì cũng không thể ngăn cản bước chân của tôi tới cửa hàng thịt bò niêu. Tôi sẽ gọi thêm thịt, lạp xưởng, thêm mấy xiên thịt nướng, thật nhiều hạt thì là và cả một chai nước trái cây.
Thế là tôi đưa tay ra nói: "Nếm một miếng thôi, chỉ một miếng".
Đôi mắt tuyệt đẹp của anh ngước lên, cười cười: "Dụ Tịch à, có phải cảm giác tranh ăn một nồi với người khác rất thú vị không?".
"Á? Hả?".