Những cơn giông chuyển mình về đêm. Nhà dột khắp nơi, o Luyên không có lấy một vùng khô ráo để trải chiếc chiếu cói ngủ. Cái thai tháng thứ bảy làm o thêm ì ạch mệt. Bàn chân mầm sống trong bụng o Luyên khẽ đạp nhẹ. O cười như ngày mùa được nắng, vuốt ve lên vùng bụng căng tròn, chỉ mong tới ngày nghe tiếng o oa của mầm sống chào đời. Nhưng… niềm vui ấy chưa vẹn tròn thì đã vọng bên tai o Luyên những bước chân chát chúa. Trong ánh đèn dầu tù mù, hai bóng người ập tới, lao về phía o Luyên và đánh tới tấp. O chưa kịp ư a kêu lên vài tiếng đã ngã quỵ xuống nền đất sũng nước. Máu từ giữa hai đùi non của o Luyên loang lổ ra quần, và loang xuống cả nền đất trong ánh sáng tù mù.
***
Thằng Lỡ ngồi bên vạt lúa tút mấy ngọn đòng đòng mọc lên từ cuống rạ sau mùa gặt, ăn ngon lành. Xa xa trên mảnh ruộng lúa ngả vàng, o Luyên đang đuổi theo bắt những con châu chấu sữa béo mùm. Mấy đứa nhỏ, thay nhau chọc o Luyên bằng những câu đùa ác ý thường ngày, với hi vọng o Luyên sẽ khóc mà bỏ về, để tụi nhỏ bắt được nhiều châu chấu hơn. Nhưng… o mặc, không thèm khóc, cũng chẳng thèm cười. Bây giờ, o chỉ muốn bắt thật nhiều châu chấu, để trưa nay hai mẹ con có bữa no. Châu chấu về vặt hết cánh và chân, rang mỡ thì ngon phải biết. Thằng Lỡ thấy châu chấu vàng ươm trên đĩa, vội ăn ngấu nghiến. O Luyên thấy vậy, chẳng cần ăn cũng no tới tận mang tai.
Khi mùa châu chấu qua đi, o lại men theo những bờ kênh nhỏ bắt cua đồng. Thằng Lỡ thích ăn gạch cua và chỉ ăn mỗi gạch cua. Không ít lần o Luyên bị rắn nước cắn vì móc nhầm hang rắn ở, cũng chẳng hề hấn.
Thằng Lỡ lên năm, cũng chẳng thấy nói cười gì. Cứ ngờ ngệch ăn rồi ngủ. Nó cũng chẳng còn bú mẹ nữa, có lẽ vì, núm vú không nhai đi nhai lại cũng chán. Tai thằng Lỡ càng ngày càng to. Cái bớt giữa lòng bàn tay trái thằng Lỡ ngày nào màu xanh, nay bỗng dưng chuyển màu đỏ lự, không hiểu vì sao. Người ta cũng không thèm quan tâm đến cái bớt to như củ lạc ấy của thằng Lỡ. Cái người ta e ngại là đến giờ thằng Lỡ vẫn không biết nói năng gì. Người ta lo cho nó rồi sẽ giống mẹ, khổ cả hai mẹ con. Họ còn nhớ như in cái đêm hôm mưa gió của năm năm về trước, mấy người đi soi nhái ban đêm, thấy o Luyên nằm bất tỉnh ngay liếp cửa hờ không khép, máu loang lổ chảy. Người ta lật đật đưa o vô trạm xá. Đêm đó, o Luyên sinh non thằng Lỡ. Mấy cô y tá dùng dằng, vì chỉ cứu sống được một trong hai. Chẳng có ai là người nhà của o Luyên nên không ai lên tiếng cứu sống o, hay giữ lấy đứa trẻ. Cuối cùng, mấy cô y tá tự quyết, cố gắng cứu lấy cả mẹ và con, còn lại, đành nhờ cậy vào số trời. Rồi, như một phép màu, các y tá vỡ òa, người đưa o Luyên vô trạm xá vỡ òa, khi thấy mẹ tròn con vuông. Thằng Lỡ khóc thét lên ngay khi chào đời, tiếng khóc văng vẳng đòi ăn. O Luyên dù đã mệt lả, mồ hôi rịn ra ướt nhẹp cả mớ tóc bù xù trên trán, vẫn cười sung sướng, hở hàm răng thiếu mất hai cái, đón thằng Lỡ từ tay y tá, bắt vạt áo cho thằng Lỡ bú ngon lành. Dù lúc đó sữa chưa có, nhưng kệ, o cứ làm những gì mà sự thiêng liêng của thiên chức làm mẹ mách bảo.
Cũng không hiểu vì sao, thằng Lỡ lại có tên là Lỡ. Người ta theo nhau gọi, chẳng biết cái tên đó bắt nguồn từ đâu. Ai gặp o Luyên cõng thằng Lỡ đi xin ăn, kéo tay o lại hỏi sao đặt tên con là Lỡ, o chỉ cười hềnh hệch. Nhưng khi người ta hỏi cha thằng Lỡ là ai, thì o Luyên lại bật khóc, khóc tu tu, tay chỉ chỉ vào nhà lão Thông đầu làng. Người ta hỏi cho có hỏi thế thôi, chứ ai cũng biết tỏng câu trả lời từ lâu. Mà cũng lạ. Từ cái đêm hôm mưa gió năm năm về trước ấy, nhà lão Thông sa sút trầm trọng. Đàn vịt bỗng dưng lăn đùng ra chết. Chó mèo cũng lăn
Tôi đâu đủ bình yên cho mình, biết lấy đâu bình yên để che đắp giông gió cho Liêm.
...
Anh luôn quay lại sau lưng để nhìn tôi đi từng bước. Từ khi tập đi cho đến khi vào đại học. Tôi không hiểu tại sao mình cứ đ ...
Tôi đâu đủ bình yên cho mình, biết lấy đâu bình yên để che đắp giông gió cho Liêm.
...