Anh nhẹ nhàng đặt tay tôi trong lòng bàn tay anh, nhẹ nhàng hỏi: "Không hay à? Anh thấy giáo sư Trần thường gọi thế này...".
"Hay". Tôi nghịch ngợm vẽ lên lòng bàn tay anh những vòng tròn: "Anh gọi em tất cả đều hay hết, mà em cũng thích anh gọi em là cô bé ngốc, cảm giác rất... rất dễ chịu, giống như đã yên lòng vậy".
"Ồ, còn gì không?".
"Còn cúc áo nhỏ, em có kỳ cục đến thế không?".
Tôi đã làm nũng rất thân mật thế như thế với Cố Tông Kỳ, ngả đầu vào vai anh, trong căn phòng ngập tràn ánh nắng, tôi như đang ngà ngà say, vậy mà tôi vẫn không hiểu tại sao giữa chúng tôi có thể tiến nhanh được như thế này sao.
Hình như là đã làm nũng anh khá lâu, sau một hồi lâu ngắm nụ cười rạng rỡ của anh, khiến những gợn sóng trong trái tim tôi lại trào lên, tất cả đều là những chuyện từ rất lâu rồi.
Sự gần gũi hiện diện trên khắp cơ thể tôi.
Buổi chiều, chủ nhiệm đến phòng thăm bệnh, theo sau là một đoàn sinh viên đều nhìn tôi và Cố Tông Kỳ cười đầy ẩn ý, trong đó có cả những thực tập sinh hoạt bát một cách hơi thái quá, ai nhìn thấy tôi phải tiến hành phẫu thuật cắt ruột thừa cũng đều hào hứng khác thường.
Còn tôi thì lại chìm vào giấc ngủ mang theo hạnh phúc nhỏ bé kia.
Tôi ngủ cả buổi chiều và lúc tỉnh dậy thì trời đã tối rồi, lại ra bao nhiêu mồ hôi có lẽ là đã làm ướt cả bộ quần áo bệnh nhân rồi, tôi thấy dễ chịu hẳn.
Ánh sáng nhẹ ngoài hành lang hắt vào phòng như báo hiệu sự may mắn sắp tới.
Trên bàn của giường bệnh là bình nước giữ nhiệt của anh, bên trong vẫn còn nước mật ong. Tôi uống một ngụm, ấm vừa miệng. Không biết có phải do bệnh nhân thường yếu đuối hay không, mà tôi ở tuổi hai mươi tư này chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mình có được sự quan tâm như thế.
Tôi bỗng rất rất nhớ anh.
Vậy là tôi liền thay một bộ quần áo bệnh nhân khác, đến phòng bác sĩ tìm anh.
Còn chưa đi đến gần phòng đã nghe thấy tiếng quát của phó chủ nhiệm: "Viết cái bệnh án dở thế này à, viết lại, còn nữa, sáng nay hỏi các anh chị tình trạng bệnh nhân thì chẳng ai trả lời được, làm ăn kiểu gì vậy, sáng mai hỏi lại mà còn nói không biết thì đừng đến đây nữa".
Một cái bóng vụt qua, trong phòng im lặng như tờ.
Tôi bước qua phòng thấy Cố Tông Kỳ đang ngồi trước màn hình máy tính khẽ cười, vài bác sĩ nội trú cũng đang cười, chỉ có mấy bác sĩ thực tập là đang chán nản.
Tôi khẽ bước đến chỗ Cố Tông Kỳ, giật giật áo anh, anh vội đứng dậy: "Em tỉnh rồi à, sao không gọi anh?".
Tôi hỏi: "Các anh cười gì vậy?".
Lại một trận cười nữa, có anh bác sĩ nội trú nói với tôi: "Chẳng biết có thực tập sinh nào đã viết trong sổ theo dõi bệnh nhân là hôm nay di chúc kể trên đã được phó chủ nhiệm thực hiện. Kết quả là phó chủ nhiệm vẫn đang sống khỏe mạnh đã giáo huấn cho một trận tơi bời".
Tôi nghe thấy thế cũng bật cười, Cố Tông Kỳ nhìn tôi cười, khẽ nói với tôi: "Đừng kể chuyện này ra ngoài nhớ, mất thể diện lắm".
Mấy thực tập sinh cũng đang cười, anh bác sĩ nội trú đó trừng mắt nhìn họ: "Các em chẳng có tiến bộ gì thế, sổ theo dõi bệnh nhân mà cũng không biết viết. Lần trước tôi thấy một lỗi sai trên đó đã cười vỡ bụng rồi. Bệnh vàng da chưa có nguồn gốc, khả năng bị viêm mật virut, hỏi tình trạng bệnh thì trước kia cô là dê núi to, chồng cô là dê núi nhỏ, gia đình họ nếu không phải là dê núi to thì là dê núi nhỏ... Tôi hỏi này, các em có phải là đều quen dùng phiên âm viết hả, cách này không thể không gây ra những sai lầm đấy!".
Tôi không nhịn cười được, Cố Tông Kỳ nói với những thực tập sinh đó: "Kiểm tra lại hết sổ theo dõi bệnh nhân đi, đừng để khi chủ nhiệm thấy lại có chuyện đấy. Lần trước tôi có xem một bản thăm dò mổ đẻ, tiện tay đã sửa luôn chữ "mổ" rồi. Rồi còn những cái gì mà hôm nay chủ nhiệm đi thăm phòng bệnh đã nói những gì gì đó, đừng có viết vào sổ kẻo lại bị mắng nữa đấy".
"Đúng đấy, những cái gì mà hôm nay trời nắng, không mây, tôi và chủ nhiệm đi kiểm tra, đứng bên giường bệnh nhân mà trong lòng tôi rất lâu vẫn không lấy lại bình tĩnh được, bệnh nhân cười, chủ nhiệm cười, tôi cũng cười... Những câu này đừng có viết vào nữa".
Cả phòng cười ầm lên.
Trên bàn Cố Tông Kỳ có một quyển tạp chí tiếng Nhật, tiện tay cầm lên xem nhưng tôi không hiểu, lật đến một trang tôi thấy có một tấm vé máy bay.
Là vé chiều nay đi Lhasa, rõ ràng là vô nghĩa rồi.
Anh vẫn đang nói với mấy thực tập sinh về việc ghi chép sổ theo dõi bệnh nhân. Anh chăm chú nhìn lên màn hình máy tính, thân người nghiêng về phía trước sao mà chăm chú thế, tập trung thế.
Một lúc sau thì anh quay lại hỏi tôi: "Đói không đã muốn ăn gì chưa?".
Tôi đưa tay ra, trong bóng đêm thần bí tôi nắm lấy ngón tay anh, nói: "Cố Tông Kỳ, anh đi Lhasa để tìm em phải không?".