thể mua được bằng tiền, dù là bằng rất rất nhiều tiền đi nữa”. Lẻ nào bây giờ quan niệm về đồng tiền của anh đã hoàn toàn thay đổi?... Vi lại khẽ thở dài, cố gắng nhắm mắt lại. Những hình ảnh chập chờn trong đầu cô, khi xoắn xuýt vào nhau, lúc lại rời rạc thành những hình thù kỳ dị. Nhưng trong tất cả cái mớ hỗn độn đó, luôn có một chi tiết, một đường nét thân quen đến nao lòng, khi thì là một ánh mắt nâu sâu thẳm, lúc lại là một nụ cười đẹp mê hồn... Và đâu đó trong những góc tối, một nét mày rậm đang nhướng cao lên ngạc nhiên... Cứ thế, Vi chìm vào một giấc ngủ chập chờn, mộng mị.
Sau khi đã làm xong việc quan trọng nhất là đến thăm bố, thời gian còn lại Vi sẽ dành để thực hiện hết những dự định mà cô đã vạch ra một cách chi tiết từ khi vẫn còn ờ Toronto. Vi mất đúng ba ngày để gặp gờ
bạn bè và để phân phát hết chồ quà cáp mà cô đã cất công mang về tận từ bên kia trái đất. Bạn bè thân thiết đến mức cần gặp gờ của Vi ờ Hà Nội cũng không nhiều, nhưng để thu xếp gặp nhau được lại mất rất nhiều thời gian vì ai cũng bận bịu cả. Sau một hồi gọi điện thoại khắp nơi, cuối cùng Vi cũng đã thu xếp xong lịch trình gặp gờ của mình, tất nhiên không thể thiếu tiết mục ăn uống được kết họp một cách chặt chè và khoa học. Vi chi hơi tiếc vi cô bạn gái thân nhất hồi học cắp ba của cô lại đang du học ờ Mỹ, dịp này không về được. Thế là chẳng còn ai đề có thể chia sè với cô những kỷ niệm đáng nhớ nhất thời đi học. Nhưng bù lại, cô phải có nhiệm vụ đóng vai hướng dẫn viên du lịch cho Quân, vi vậy thời gian hai tuần ngắn ngủi của cô cũng sẽ kín đặc.
Để bắt đầu giới thiệu về Hà Nội với Quân, một
người mới lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này, có lẽ không gì điển hình hơn là đưa anh đến thăm hồ Gươm. Vi đà tính toán rất kỹ. Mục đích cho lằn viếng thăm này của Quân là thăm thú danh lam thắng cảnh, đồng thời muốn tim hiểu về các món ăn đặc trưng của đất Hà thành. Vì vậy, không gì bằng kết họp nhịp nhàng giữa văn hóa và ẩm thực, vừa đờ mất thời gian, lại vừa đỡ mất cồng đi lại. Chẳng hạn, nếu đã có kế hoạch đến thăm hồ Gươm, tháp Rùa, sẽ kết họp thưởng thức bủn thang, phờ Thìn, còn đã muốn đến thăm đường Thanh Niên hay viếng phủ Tây Hồ, Vi sẽ sắp xếp cho anh ăn bánh tôm hồ Tây. Hay buồi tối muốn đi dạo chợ đêm, phố cồ, nhắt định không thể bò qua bún móng giò Tạ Hiện và kem Tràng Tiền... Nhưng xem ra danh mục các món ăn mà cô muốn giới thiệu với anh còn rất dài, mà danh sách các danh lam thắng cảnh đã có nguy cơ cạn kiệt. Vi áy náy nghĩ thầm cô sẽ phải hỏi bà bác xem còn chỗ nào đáng xem để cô dẫn anh đi. Những chỗ vui chơi giải trí mới có, dành cho giới trẻ thì để hỏi thăm mấy đứa bạn cô. Mà phải rồi, có một vài chỗ ờ ngoại thành nhắt định không thể bò qua: làng lụa Hà Đông (nơi có những sản phẩm tơ tằm truyền thống mà trước đây nhà cô vẫn kinh doanh), và làng gốm Bát Tràng. Cô sẽ phải dành một ngày để đưa anh đến thăm những làng nghề đó.
Quân thì chẳng có ý kiến gì trước lịch trình mà Vi vạch ra cho anh. Đối với anh, chi cần được đi bên cô thì bất cứ nơi đâu cũng đều trở thành danh lam thắng cánh cả, hơn nữa, anh lại chẳng hề có một khái niệm gì cụ thể về Hà Nội. Ấn tượng rõ nét nhất với anh trong ngày đầu đi chơi lại là vấn đề thời tiết. “Ờ đây lạnh dữ ha”, anh kêu lên với cô khi đi bộ cùng cô dọc bờ hồ.
“Em tường anh đà miễn nhiễm với cái lạnh rồi?”, cô cười, “ừa, nhưng cái lạnh miền Bắc sao nó khác quá vậy. Lạnh buốt tâm hồn”, anh cũng cười đáp. “May cho anh không phái về đây vào mùa xuân đấy nhé, đã lạnh buốt mà lại còn nồm nữa cơ. ầm ướt khó chịu hơn thế này nhiều”. Miệng thì nói vậy, nhưng Vi bỗng nhớ quay quắt cái không khí rất Tết đó, đặc biệt nhớ mùi khói hương thơm ngát quyện trong tiết trời lạiih và ẩm ướt với mưa phùn lâm thâm.
Mặc dù không mấy mặn mà với thời tiết Hà Nội, nhưng ầm thực của thù đô lại hoàn toàn chinh phục được cái dạ dày của Quân một cách nhanh chóng và đầy thuyết phục. Song cái sự ăn nhiều khi cũng lắm gian nan. Mới đầu nghe danh sách dài dằng dặc các món ăn do cô liệt kê ra, bà bác cứ lắc đầu quầy quậy: “Muốn ăn gì thì đề bác mua về nấu lấy rồi ăn, cho nó lành. Cháu lâu không về nên không biết, giờ cái gì ngoài hàng cũng cho đầy hóa chất. Nhìn thì ngon mắt vậy đấy nhưng họ cho cái gì bên trong thì có giời mới biết”. Phở thì có foocmon, bánh cuốn nhiều hàn the, lầu thì đầy chất tạo màu và mùi vị. Nghe nói toàn là hóa chất công nghiệp gây ung thư, có xuất xứ rất đáng ngờ từ Trung Quốc... Ngay cả đến thịt ôi thiu người ta cũng có cách để làm cho tươi trở lại. Nghe Vi nhắc đến ô mai, bác cô vội vàng can ngăn: “Ôi, mày mà nhìn thấy người ta làm ô mai như thế nào thì chắc mày đến cơm cũng chả nuốt nồi đâu. Đừng có dại mà ăn cái của ấy vào người”. Nhưng chẳng lẽ đã mất công ngồi máy bay một chặng đường dài từ Canada về đến đây. mà lại để cho Quân không được thường thức món ăn nào trong số những món ăn cô vẫn ra sức quàng cáo với anh? Mà mua đồ về tự nấu tất nhiên không thể nào