Vi ngượng nghịu cười trừ. Cô mệt mòi tira đầu vào cửa kính, lơ đãng nhìn những dòng xe nối đuôi nhau lướt đi vun vút. Thế là bắt đầu một chặng đường mới, một cuộc sống mới, và cô sẽ phải trở thành một con người mới. mang một bộ mặt mới, một tinh thần mới để sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. Kể từ ngày gõ phím chữ đầu tiên trong email gửi cho Quân, cô đã bắt buộc mình phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quàng thời gian hai năm êm đẹp của cuộc đời mình. Vi muốn những kỷ niệm đau thương đó nếu không thể phai nhạt thì cũng phải trờ nên xấu xí đề cô có thể lãng quèn. Cô những muốn phủ một bức màn đen lên vùng ký ức về anh, chôn vùi nó trong những xó xinh tăm tối nhắt để không bao giờ phải đối mặt với nó trong những chặng đường trước mắt. Thế nhưng dường như những gì thuộc về kỷ ức thì luôn luôn tươi đẹp, luôn luôn quyến rũ vì người ta chi có thể tường tượng thấy nó, nhìn ngắm nó mà không bao giờ có thể chạm được vào nó. Hình ảnh của anh trong kỷ ức cô lung linh như một ngồi sao, luôn tỏa sáng cho dù cô nhắm mắt hay mờ mắt, cho dù cô có muốn đập vờ hay che khuất nó đi nữa, cô cũng không có cách gì thực hiện được: ngôi sao đó luôn tồn tại và hiện hữu ngoài tầm tay với của cô. Nhưng bất chấp tất cà, cô đã tự hứa với lòng mình, cô sẽ quên anh dần dằn. Mỗi ngày cô sẽ xóa bò đi một kỳ niệm về anh, từng ngày, từng ngày một cho đến khi kỷ ức về anh sẽ không còn làm cho cô đau đớn, kỷ niệm về anh cũng sẽ chi giống như kỳ niệm về bao nhiêu người khác. Mồi ngày cô sẽ thay thế khoảng trống của anh bằng sự tồn tại của một người khác - người mà cô cho rằng cô có nghĩa vụ phải đền đáp lại tấm chân thành anh đã dành cho cô.
Ngày hôm sau thức dậy, việc đầu tiên Vi làm đó là lên một bàng dự toán chi tiêu. Cồ dự tính khoán tiền mà Quân sẽ tạm ứng cho cô hàng tháng, ghi vào cột nợ phải trà. Trong số tiền đó. cô sẽ phải trích ra một khoản để gửi về Việt Nam cho em cô sử dụng. Phần còn lại được chia làm ba khoản: một khoản để tiết kiệm, một khoản để dự phòng những trường họp khẩn cắp cần dùng đến, khoản còn lại là sinh hoạt phí hàng tháng của cô. Các chi phí khác cô có thể trông chờ vào tiền làm part time ngoài giờ học, (theo gợi ý của Quân thì cô sẽ đến làm ờ quán của anh, vì anh cũng đang cần người giúp), về tiền học phí, Quân sẽ tạm ứng cho cô theo từng đợt phải đóng... Vi lên cho mình một ngân sách rất nghiêm ngặt, bởi vì cô biết cô đang phái gánh vác những trách nhiệm nặng nề, trách nhiệm với bố cô, với em trai cô và trách nhiệm với Quân - ân nhân của cô nữa.
Nhưng ân nhân của cô thì lại hoàn toàn không cho rằng cô phải có trách nhiệm gì với anh cả. Trái lại, anh mới chính là người chăm lo cho cô từng ly từng tí, ít nhắt thì từ ngày đến giúp anh trông coi quán, hầu như Vi đã không còn phải lo lắng chuyện nấu ăn nữa. Trước đây ăn gì luôn là một câu hỏi khó đối với cô mỗi lần đi chợ. Đồ ăn kiểu Tây, hay fast food thì không họp khẳu vị, mà lại rất tốn tiền, chi ăn được vài bừa là lặp tức thấy hậu quả nhãn tiền: thế nào cũng sẽ có vài nốt mụn xuất hiện, án ngữ ngay những vị trí đắc địa nhắt trên khuôn mặt cô. lại còn khiến cho cô mắc thêm bệnh viêm màng túi. Nói gì thì nói, cô vẫn không thể rời xa những món ăn thơm mùi nước mắm, đậm đà chất Việt được. Vì vậy, mỗi lần đi chợ Việt hoặc chợ Tàu mà cô phải đồi mất mấy lằn xe buýt mới tới, Vi đều mua thức ăn đủ cho cả mấy tuần, về đến nhà, với rau thì cô bọc kín trong túi nylon, bò vào tủ lạnh. Còn với thịt 0, cá (chủ yếu là cá basa Việt Nam), cô phải chia nhò ra cho vừa ăn mỗi ngày, thấm cho khô nước, rồi gói lại bằng giấy wraping trước khi cho vào ngăn đá tù lạnh dự trữ. Mồi khi nấu ăn, cô lại phải lắy những thực phẩm đông lạnh đó ra, rã đông, rồi mới cho vào nấu. Bời vì các công đoạn để có một bừa ăn bình thường phức tạp như vậy, nên Vi thường nấu một lúc vài món, ăn dần trong vài ngày. Nhiều khi, nấu một nồi canh cũng đủ cho cô ăn cả tuần... Có những thời điểm bận học, bận làm, không có thòi gian nấu ăn, thì mì tôm là nguồn dinh dưỡng chính của cô. Mì tôm đà trở thành món “đặc sản” không thể thiếu đối với du học sinh, nhắt lại là du học sinh Việt Nam như Vi. Thế nhưng, kể từ khi đến làm việc ờ quán của Quân, Vi đã có thể nói lời tạm biệt với món đặc sản đó... Có thể nói Quân là một đầu bếp bẩm sinh. Anh nấu ăn rất ngon, rất nhanh và chuyên nghiệp, vốn dĩ không quen ăn những món ăn kiểu miền Nam ngọt lự đường, nhưng với tài nấu ăn của Quân, cô bỗng trờ nên quen thuộc và yêu thích ẩm thực kiểu Sài Gòn từ lúc nào. Bao giờ aiili cũng đích thân vào bếp nấu ăn cho cô. anh còn cẩn thận nấu những món ăn mặn, cho vào các hộp nhựa đề cô mang về bò tủ lạnh ăn dằn.
Vi thực sự cảm động trước sự chăm sóc tận tình của Quân, nhưng cô luôn luồn đón nhận sự chăm sóc ấy với một tâm trạng dằn vặt. Cô luôn cám thấy mình có lỗi với anh. Có nhừng lúc cô muốn nói một câu cảm ơn chân thành, thì không biết tại sao lại chi có thể bật ra hai tiếng “thank you” cụt lủn. Có những lúc cô muốn mỉm cười thật ấm áp với anh, nhưng không biết tại sao nụ cười đó lại biến thành một tiếng cười gượng gạo. Có những lúc cô cố gắng nhớ đến anh, nhưng không biết vì lè gì, hình ảnh của anh luôn bị xóa nhòa đi bởi một khuôn mặt khác... Nhiều khi thấy cô ngồi thừ người trước bát bún bò, anh lại nghĩ rằng cô đang nhớ những món ăn Hà Nội, bèn bào cô ráng đợi khi nào anh học thành thạo, aiili sẽ thử nấu bún thang cho cô ăn. Bác cô vẫn bảo: “Con mà lấy nó thì chả phải lo lắng gì, thời buổi này đàn ông như nó cũng không dễ kiếm đâu”. Ngay cả Jacob cũng nháy mắt tinh nghịch, giơ ngón tay cái lên ra ỷ khen ngợi, mỗi khi thấy anh đưa cô đến trường hoặc đến đón cô những lúc cô học khuya trên thư viện.